Cổ phiếu bất động sản, ngân hàng rớt sâu trong phiên hơn 1 tỉ USD giao dịch
Tiếp theo, những mẫu xe cỡ nhỏ có chi phí sử dụng thấp nhờ khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Điều này đã được "đúc kết" sau thời gian anh Nam sử dụng và trải nghiệm dòng xe 7 chỗ khác và khá "chật vật" với chi phí sử dụng xe. Trong khi đó, với những xe cỡ nhỏ như Almera, việc "nuôi xe" trở nên "nhẹ nhàng" hơn hẳn.Úc - Trung Quốc hòa giải chưa bền lại xung khắc
Ngày 24.1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường (PC03) Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Hồng Thiết (42 tuổi), Hoàng Mạnh Cường (32 tuổi, cùng quê tỉnh Yên Bái), Huỳnh Ngọc Cẩm Như (33 tuổi, ở TP.Thủ Đức, TP.HCM), Nguyễn Thị Hồng Loan (30 tuổi, quê tỉnh Lào Cai) và Nguyễn Hoàng Yến Trang (30 tuổi, quê An Giang) để điều tra về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.Trước đó, ngày 25.12.2024, PC03 phối hợp Công an H.Hóc Môn phát hiện thùng container trên xe đầu kéo, dừng trước nhà kho trên địa bàn xã Xuân Thới Thượng có biểu hiện nghi vấn nên kiểm tra.Qua đó, công an phát hiện bên trong là hàng hóa nhập lậu gồm thực phẩm, dung dịch tẩy rửa, phụ gia thực phẩm, Pin Lithium Ion, khí N20, tủ lạnh... ước tính trị giá hàng tỉ đồng, không khai báo hải quan.Kết quả mở rộng điều tra cho thấy, thùng container nói trên trước đó được Công ty TNHH Hoa Ban Mai khai báo nhập khẩu, theo tờ khai hải quan số 106824900600/A11 ngày 24.12.2024.Quá trình điều tra, công an phát hiện đây là đường dây vận chuyển trái phép hàng hóa do Phạm Hồng Thiết cầm đầu. Thiết tổ chức, thành lập các công ty ma, thực hiện khai báo gian dối, nhập khẩu trái phép hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam để tiêu thụ.Hiện vụ việc đang được Công an TP.HCM mở rộng điều tra, làm rõ.
CSGT tăng xử phạt dừng, đậu xe sai ở TP.HCM: Những nơi tuyệt đối cấm tài xế dừng đỗ
Chứng kiến tiền đạo Nguyễn Tiến Linh cán cột mốc 100 bàn thắng chuyên nghiệp (75 cho CLB Bình Dương, 25 bàn cho đội tuyển Việt Nam), người hùng AFF Cup 2018 Nguyễn Anh Đức đã có những chia sẻ đặc biệt với Thanh Niên.Đến lúc này, gần 1/4 thế kỷ sau khi Hồ Văn Lợi đoạt danh hiệu Vua phá lưới ở mùa 2001 - 2002, Anh Đức vẫn là cầu thủ Việt Nam duy nhất giành danh hiệu này với 17 bàn thắng ở mùa 2017. Anh Đức cũng là đàn anh có những lời khuyên ý nghĩa trong 3 mùa bóng Tiến Linh mới lên đội 1 kể từ 2016 đến 2019.Anh Đức chia sẻ: "Là người anh, chứng kiến Tiến Linh đạt được thành tích như vậy, tôi rất vui. Tôi mong rằng 100 bàn thắng chuyên nghiệp chỉ là một trong những điểm khởi đầu thôi, chúc Tiến Linh sẽ luôn cố gắng làm sao ngày càng ghi nhiều bàn thắng hơn.Tôi cũng mong sao Tiến Linh luôn luôn có sức khỏe tốt và thi đấu thành công. Tôi hy vọng Tiến Linh sẽ ghi nhiều bàn hơn nữa, tiếp tục thi đấu tốt hơn nữa, cố gắng vượt qua thành tích của những người đi trước".Anh Đức là người hùng dẫn đầu hàng công với 4 bàn thắng tại AFF Cup 2018, trong đó có pha lập công trong trận chung kết lượt về giúp đội tuyển Việt Nam đánh bại Malaysia để đem về chức vô địch Đông Nam Á thứ 2 cho Việt Nam.Trong sự nghiệp của mình, Anh Đức đã thi đấu cho CLB Bình Dương từ năm 2006 đến 2019, ghi tổng cộng 106 bàn thắng ở V-League và Cúp quốc gia, nhận danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam 2015 và 2 Quả bóng bạc 2017, 2018.Cựu chân sút có biệt danh Đức "Eto'o" sở hữu bộ sưu tập danh hiệu đồ sộ: giúp CLB Bình Dương vô địch V-League 2007, 2008, 2014, 2015, có cú đúp Cúp quốc gia 2015, 2018 và 4 Siêu cúp quốc gia 2007, 2008, 2014, 2015.Vào lúc này, HLV Anh Đức đang dẫn dắt một chân sút tài năng khác của bóng đá Việt Nam là Công Phượng, giúp CLB Bình Phước khởi đầu khá ấn tượng, tạm xếp nhì giải hạng nhất quốc gia 2024 - 2025 với 20 điểm sau 8 trận, hơn đội xếp hạng 3 PVF-CAND 6 điểm.Anh Đức nhắn nhủ đến Tiến Linh: "Mong mỏi lớn nhất tôi gửi đến Tiến Linh là em luôn có thật nhiều sức khỏe, tránh được những rủi ro chấn thương để tiếp tục duy trì mạch trận thi đấu và ghi bàn đang rất tốt của mình.Quan sát Tiến Linh, tôi thấy rõ cậu ấy ngày càng tiến bộ, ghi bàn đều đặn cho CLB Bình Dương và đội tuyển Việt Nam. Phía trước cậu ấy có rất nhiều cột mốc để chinh phục cho sự nghiệp đang vào độ chín của mình".Về phần mình, sau khi cán cột mốc 100 bàn thắng chuyên nghiệp, tiền đạo Tiến Linh bày tỏ ước nguyện lớn nhất của anh là được một lần vô địch V-League cùng CLB Bình Dương, đội bóng duy nhất chân sút sinh năm 1997 khoác áo trong sự nghiệp của mình.
Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế mới về tuyển sinh THCS, THPT, trong đó bổ sung chế độ cộng điểm khuyến khích với học sinh giỏi cấp tỉnh. Nhiều nhà trường và phụ huynh, học sinh đã hiểu theo hướng học sinh đoạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa như toán, văn, ngoại ngữ… do các sở GD-ĐT tổ chức sẽ được cộng điểm vào lớp 10.Tuy nhiên, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) khẳng định cách hiểu trên là chưa đúng. Quy định đối tượng được cộng điểm khuyến khích là học sinh THCS đạt giải cấp tỉnh do sở GD-ĐT tổ chức hoặc phối hợp với các sở, ngành tổ chức trên quy mô toàn tỉnh nhưng đó phải là những cuộc thi có tổ chức ở cấp quốc gia. Do vậy, ông Thành lưu ý, quy định về điểm khuyến khích này sẽ không bao gồm học sinh được giải cấp tỉnh thi học sinh giỏi các môn văn hóa (toán, văn, ngoại ngữ,...) trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS.Bộ GD-ĐT hiện không có quy định về thi học sinh giỏi cấp THCS, chỉ có ở cấp THPT. Các địa phương nếu có tổ chức thi học sinh giỏi cấp THCS để khuyến khích những học sinh có năng khiếu thì những em đạt giải cũng không được cộng điểm xét tuyển vào lớp 10. Điều này, theo ông Thành, để đảm bảo công bằng cho tất học sinh."Điểm khuyến khích được cộng vào tổng điểm xét tuyển, tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi, bài thi. Trong đó, giải nhất được cộng 1,5 điểm; giải nhì được cộng 1 điểm; giải ba được cộng 0,5 điểm", Bộ GD-ĐT quy định.Đối với tuyển thẳng, quy chế tuyển sinh cũ quy định các đối tượng tuyển thẳng gồm: học sinh đạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh THCS và THPT.Còn thông tư mới quy định đối tượng tuyển thẳng vào lớp 10 gồm học sinh THCS đạt giải cấp quốc gia các cuộc thi, hội thi do Bộ GD-ĐT tổ chức, hoặc phối hợp với các bộ và cơ quan ngang bộ tổ chức "trên quy mô toàn quốc". Thực tế, lâu nay có một số cuộc thi cấp quốc gia nhưng không phải địa phương nào cũng biết và công bố rộng rãi đến tất cả học sinh.Do vậy, ông Thành cho rằng: "Quy định này được bổ sung cụm từ "trên quy mô toàn quốc" nhằm mục tiêu: các cuộc thi do Bộ GD-ĐT tổ chức nhưng phải được công bố rộng rãi trên toàn quốc để các sở GD-ĐT, các tỉnh công bố, để tất cả các học sinh đều biết và nắm được một cách công khai, đảm bảo tất cả học sinh đều có cơ hội tiếp cận cuộc thi bình đẳng, đều được thể hiện năng lực, và được lựa chọn một cách công khai, minh bạch".
Mặt đường lún sụp
Ông Tunku Ismail Idris, cũng là chủ sở hữu đội bóng Johor Darul Ta'zim nổi tiếng nhất Malaysia, từng có thời gian ngắn làm Chủ tịch FAM từ năm 2017 đến 2018, trước khi nhường chỗ cho vị chủ tịch hiện nay ông Hamidin Mohd Amin.Sau khi AFF Cup 2024 kết thúc, chứng kiến đội tuyển Malaysia sớm bị loại ngay vòng bảng, ông Tunku Ismail Idris đăng thông điệp trên tài khoản cá nhân mạng xã hội X tuyên bố: "Chúng tôi đã xác định được 6-7 cầu thủ ngoại chất lượng, sẵn sàng bổ sung cho đội tuyển Malaysia thi đấu ngay tháng 3 tới đây tại vòng loại Asian Cup 2027. Hy vọng rằng chính phủ Malaysia có thể hỗ trợ trong quá trình nhập tịch cho số cầu thủ này. Đội tuyển Malaysia phải bắt đầu chiến dịch vòng loại với các kết quả tích cực".FAM và đội tuyển Malaysia hiện cũng có một loạt động thái mới để nâng cấp hiệu suất quản lý và thi đấu. Cụ thể, FAM bổ nhiệm một nhân vật mới từ Canada, ông Rob Friend, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý bóng đá làm Tổng giám đốc điều hành đội tuyển. Đội tuyển Malaysia hiện cũng có HLV mới là ông Peter Cklamovski từ Úc, làm việc cùng Giám đốc kỹ thuật Scott O'Donnell, đồng hương với nhà cầm quân này.Trong khi đó, sau thông điệp của ông Tunku Ismail Idris, giới chức bóng đá Malaysia đang nghiêng về khả năng ủng hộ đội tuyển nước này cần bổ sung gấp các cầu thủ ngoại nhập tịch để nâng cao khả năng thi đấu và giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027. Do việc đào tạo cầu thủ trẻ đến nay được xem là thất bại, vì có rất ít cầu thủ được bổ sung lên đội tuyển đạt chất lượng như mong muốn."Việc nhập tịch cầu thủ sẽ không xung đột với lợi ích đào tạo cầu thủ trẻ của bóng đá Malaysia. Đào tạo cầu thủ trẻ là trách nhiệm của các CLB, không phải của FAM. Những gì FAM và MFL (Malaysia Super League) cần làm để bóng đá trẻ Malaysia phát triển hơn, đó là tạo ra các giải đấu cạnh tranh. Các CLB cần có nền tảng phù hợp để đào tạo cầu thủ trẻ. Việc chúng ta chưa làm được, chỉ nên tự trách mình, không thể đổ hết lỗi cho FAM", ông Tunku Ismail Idris nhấn mạnh khi trả lời một người dùng mạng xã hội X cho rằng, FAM đã chi hàng triệu USD đào tạo cầu thủ trẻ nhưng thất bại.Trả lời phỏng vấn trên tờ New Straits Times ngày 12.1, cầu thủ Safawi Rasid của đội tuyển Malaysia, đang khoác áo đội Terengganu FC, cho biết: "Nếu đội tuyển tiếp tục bổ sung thêm cầu thủ ngoại nhập tịch hoặc cầu thủ có gốc gác, hoàn toàn không gây xung đột. Tôi tin, các cầu thủ trẻ và trong nước, sẽ xem đây là sự cạnh tranh lành mạnh. Bạn bắt buộc phải luôn tiến bộ, chứng minh mọi khả năng của mình. HLV mới là người quyết định sẽ chọn ai vào đội tuyển".Sự kiện đội tuyển Malaysia quay lại chiến lược nhập tịch cầu thủ ngoại là vì thành tích quá yếu kém tại AFF Cup 2024 vừa qua. Trước đó, chiến lược này bị chỉ trích dữ dội khi "Những chú hổ Mã Lai" dù giành quyền dự Asian Cup 2023 nhưng sớm bị loại ở vòng bảng.Tại vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia nằm cùng bảng F với đội tuyển Việt Nam, còn có 2 đội Nepal và Lào. Chỉ có đội đầu bảng mới giành vé vào vòng chung kết. Do đó, bảng này đội Malaysia gần như sẽ quyết đấu với đội Việt Nam, do đội Nepal và Lào được xem rất yếu khó lòng cạnh tranh. Nếu kịp nhập tịch các cầu thủ ngoại, trong đó có một số cầu thủ thi đấu lâu năm cho CLB Johor Darul Ta'zim do ông Tunku Ismail Idris làm chủ, chắc chắn đội tuyển Malaysia sẽ rất khác trong tháng 3 tới đây khi vòng loại khởi tranh.